BA LAN

Chúng tôi đến thăm Ba Lan mùa hè năm nay. Không khỏi ngạc nhiên trước những phát triển liên tục của thành phố Warsaw và của đất nước vừa lăng mạn vừa bất khuất, của một dân tộc cầu tiến không ngừng. Đất nước của những danh nhân thế giới như Đức Giáo Hoàng John Paul II, nhà danh cầm tuổi trẻ tài cao Federic Chopin, nữ bác học lừng danh Marie Curie hay của Lech Walesa và bao nhiêu chính trị gia và nghệ gia không kể sao cho hết.

Warsaw rất đẹp và quyến rũ không ngờ, nhưng trước khi dạo chơi thành phố chắc bạn cũng muốn biết qua về quốc gia Ba Lan để có thể cảm nhận nhiều hơn sự dũng cảm của người dân.

Cộng ḥa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska) là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Czechoslovakia, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic. Ba lan rộng thứ 69 trên toàn cầu, diện tích 120.7 dặm vuông, dân số 38,56 triệu, hầu hết theo đạo Công giáo. Lănh thổ Ba Lan thay đổi rất nhiều qua gịng lịch sử, biên giới hiện nay có từ sau Thế chiến thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Quốc gia Ba Lan được thành lập từ hơn 1.000 năm trước, đến cuối thế kỷ 16 Ba Lan đạt tới thời kỳ hoàng kim, là một trong những nước lớn, giàu nhất và mạnh nhất Châu Âu. Năm 1791, hạ viện của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chấp nhận Hiến pháp mùng 3 tháng 5, hiến pháp hiện đại đầu tiên của Châu Âu và là hiến pháp thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Ngay sau đó, Ba lan bị phân chia bởi các quốc gia láng giềng là Nga, Áo và Phổ. Năm 1918, sau thế chiến thứ nhất, Ba Lan giành lại độc lập gọi là Nền Cộng hoà Ba Lan thứ hai. Sau Thế chiến thứ hai Ba Lan trở thành một quốc gia vệ tinh cộng sản của Liên bang xô viết với tên gọi Cộng ḥa Nhân dân Ba Lan. Năm 1989 sau cuộc đấu tranh giành tự do của Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) đánh bại những người cầm quyền cộng sản, cuộc bầu cử bán tự do đầu tiên tại Ba Lan đă chấm dứt thời cộng sản. Nền Cộng hoà Ba Lan thứ ba được thành lập. Năm 1997 một hiến pháp mới ra đời. Năm 1999 Ba Lan gia nhập NATO. Năm 2004 tham gia vào Liên minh châu Âu Châu.

Từ khi trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan đă kiên quyết theo đuổi chính sách kinh tế tự do. Hiện nay Ba lan là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc chuyển tiếp từ một nền kinh tế bán tư bản bán quốc hữu sang một nền kinh tế thị trường tự do thuộc sở hữu tư nhân. Nhờ luật cho phép các tổ chức dựa vào quyền lợi của người tiêu dùng tự do thành lập các công ty mới đă giúp cho việc tư nhân hoá các tiểu và đại công ty nhà nước phát triển mạnh mẽ. Sau đó họ bắt đầu tái cơ cấu và tư nhân hóa các lănh vực quan trọng như, than, thép, đường sắt, và năng lượng. Năm 2000 họ bán Telekomunikacja Polska, công ty viễn thông quốc gia cho France Telecom và năm 2004 phát hành 30% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Ba Lan, PKO BP, ra thị trường chứng khoán.

Ba Lan có đất trồng trọt rất rộng, với những trang trại tư nhân có khả năng xuất khẩu lương thực hàng đầu trong Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, Ba Lan vẫn c̣n phải qua nhiểu thử thách, v́ phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư. Trong khi chính phủ cần phải cải cách cơ cấu trong các lănh vực y tế, giáo dục, xă hội do đó hành chính nhà nước đă bắt buộc phải đánh thuế cao hơn dự tính.

Warsaw

Warsaw, tiếng Ba Lan là Warszawa nằm bên bờ sông Wisla. Tên thành phố là truyền thuyết từ câu chuyện t́nh lăng mạn trên ḍng Wisla. Chàng ngư dân Wars đă phải ḷng sắc đẹp của nàng tiên cá Sawa. Trải qua bao biến cố họ đến với nhau và cùng sống chung hạnh phúc măi măi. Cũng từ đó mà dân làng lấy tên họ đặt tên cho thành phố. Thủ đô này có di tích lịch sử hơn 700 năm.

Từ năm 1550, trong lịch sử đầy băo táp của Ba Lan với những gián đoạn v́ chiến tranh, Warszawa vẫn là thủ đô– là trụ sở của nhiều công ty, văn pḥng chính phủ, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và các điểm tham quan du lịch.

Năm 1980, Warsaw được liệt vào danh sách những di sản văn hóa thế giới của UNESCO v́ đây là thành phố có những công tŕnh tái thiết kế của một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20.

Sau Đệ nhị Thế chiến, dù Warsaw đă điêu tàn đổ nát nhưng được xây dựng lại hoàn toàn như chưa hề trăi qua một sự tàn phá nào. Đó thật là một phép lạ v́ công cuộc tái tạo thành phố sau chiến tranh gần như hoàn toàn do ư muốn của toàn dân. Đây là kết quả của ḷng quả cảm và ái quốc của sức đề kháng và niềm tự hào dân tộc.

Dù là một thành phố già trong lịch sử nhưng hiện tại Warsaw là một thành phố rất trẻ, đầy năng lượng, và kiên quyết hướng về tương lai. Là trung tâm kinh doanh năng động, một đô thị văn hóa và khoa học, luôn luôn có lễ hội.

Ngày nay, khi đến thăm Warsaw nếu không có người giải thích bạn sẽ tưởng đây là một thành phố mới được xây dựng. Thành Cổ ḥa vào với Thành Mới làm thành một thành phố tân kỳ và quyến rũ. Ngày xưa Thành Cổ được chắn giữ bởi tường thành có 11 cửa, là những chiến hào bao bọc thành phố. Hiện tại, những chiến hào này trở thành công viên, tuy nhiên nếu cố ư t́m đâu đó vẫn có thể thấy những vách tường cổ c̣n sót lại, ghi dấu một thời đă qua.

Đến thành cổ khó mà biết được khuôn viên nào đă được xây dựng lại sau đại chiến thứ II v́ đây là một bản sao của bản gốc trước khi bị bom đạn tiêu hủy. Trong thời gian chiến tranh và đặc biệt là trong cuộc nổi dậy vào năm 1944, Warsaw đă hứng chịu nhiều mất mát, nơi đây đă bị bom đạn cày xới, có khi gần như bị san bằng. Các kiến trúc sư c̣n sống sót sau chiến tranh dùng các bức ảnh cũ, cùng các văn bản để tái tạo các phố cổ cho chính xác.

Khi đi qua khu thị trường chứng khoán bạn sẽ nhận thấy đây là biểu tượng đặc biệt của sự chuyển đổi từ cộng sản sang tư bản dân chủ của Ba Lan. Họ biến trụ sở của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, một trong những ṭa nhà được canh pḥng cẩn mật nhất trong thời kỳ chiến tranh lạnh thành cơ sở của một thị trường chứng khoán đồ sộ hoàn toàn tư bản nằm sừng sững giữa thành phố với chi nhánh của những ngân hàng quốc tế và các cơ quan tài chánh tầm vóc thế giơí.

Thành phố Warsaw là một kết hợp của nhiều kiến trúc. Gồm các nét nghệ thuật Gô-tích trước Trung Cổ, thời Phục Hưng Renaissance, kiểu La Mă với baroque, pha trộn cả Hy Lạp cổ với Neoclassical bên cạnh những toà nhà kiểu kiến trúc Nga.

Sau hai cuộc thế chiến, thành phố tan nát, hư hỏng đến 85% bây giờ sống lại đẹp hơn, tươi sáng hơn với những nét vừa nguyên thủy vừa tân tiến. Ngắm nh́n những cung điện, lâu đài thánh đường, bạn không thể tưởng tượng được tinh thần bất khuất, ḷng yêu nước của người dân Ba Lan khi họ bỏ công tái tạo lại đô thị này bằng tiền quyên góp của người dân. Nỗi tự hào dân tộc đă thôi thúc họ bắt đầu trùng tu Warsaw từ những năm 1950.

Chúng tôi vào trong Cung Điện Hoàng Gia, được khởi sự trùng tu từ năm 1970, được nh́n tận mắt kiến thiết huy hoàng của cung điện với những hoa văn trang trí mạ vàng rất mỹ thuật, nhờ những họa đồ c̣n để lại từ thế kỷ thứ 18 làm cho công việc tái thiết dễ dàng hơn. Trên tường là những bức tranh về quang cảnh của đô thị Warsaw xưa, các biến cố lịch sử qua các triều đại được tường thuật tỉ mỉ do các họa sĩ lừng danh của Ba Lan.

Viện bảo tàng Marie Curie hay căn nhà cổ nơi bà sinh ra cũng là đích đến của chúng tôi. Vị nữ bác học hai lần đoạt giải Nobel này có quốc tịch Pháp và Nga nhưng sinh tại Ba Lan, nhà số 15 con đường Ulica Freta, Warsaw. Trên tường trước căn nhà có đề hai chữ tắt Po(Polonium) và Ra (Radium) là hai chất hoá học mà bà nghiên cứu, khám phá ra. Phần đầu của chữ Polonium mang tên Poland do bà đặt để kỷ niệm nơi sinh của ḿnh. Bà là người phụ nữ đầu tiên được chấp nhận vào làm giảng sư đại học ở Sorbornne, Pháp. Tài năng sáng chói của bà đă mở đường và làm gương cho phụ nữ trên con đường học lên cao hơn sau này. Bà mất v́ bịnh ung thư do tiếp xúc quá lâu và nhiễm hoá chất của bà thí nghiệm. Bà thọ 66 tuổi. Ngôi nhà của nữ khoa học gia vĩ đại Maria Curie, người nay trở thành viện bảo tàng. Quanh đây có rất nhiều hàng quán nhỏ bán đồ kỷ niệm.

Con đường Hoàng gia là một trong những đại lộ rộng nhất của châu Âu, nối Công viên Lazienki đến Thành Cổ, dẫn đến các kiệt tác kiến trúc - nhà thờ, cung điện, nhà hát

Cung điện Hoàng gia Warszawa tại Quảng trường Thành cổ, nơi bức tượng vua Zygmunt Đệ nhị trên chiếc cột đá 22 mét vươn cao; đây chính là vị vua đă dời thủ đô Ba Lan từ cố đô Cracow về Warszawa vào thế kỷ XVI.

Khu quảng trường này thường được ví như một Paris thu gọn. Ở đây có thể xem những bức ảnh chụp và tận mắt thấy những lóng xương, giày dép, vật dụng của những người Do Thái bị thảm sát thời chiến tranh đă t́m thấy được khi tái thiết thành phố.

Cuối đường là Quảng trường Chợ Rynek, mỗi chiều 80 mét được xem là trung tâm của Thành Cổ. Ở quanh đây quang cảnh tấp nập, nhiều tiệm ăn, pḥng triễn lăm tranh, nơi chúng ta có thể cảm được một thủ đô đă qua nhiều năm khói lửa.

Từ sân thượng của Trung Tâm Văn hóa và Khoa học (Palace of Science and Culture) bạn có thể nh́n thấy toàn cảnh thành phố Warsaw. Đây là món quà của Joseph Stalin để bày tỏ t́nh hữu nghị đối với Ba Lan trong Chiến tranh Lạnh. Xây vào những năm 1950 cao 234 mét, 42 tầng có nhà hàng, rạp hát, quán bar, và bảo tàng viện.

Cũng nên qua cầu Poniatowski để đến xem sân vận động Quốc gia mới được xây dựng cho các giải vô địch bóng đá châu Âu EURO 2012. Sân vận động được thắp đèn màu sắc quốc gia, đỏ và trắng.

Bạn có thể dừng lại ngắm nh́n Giáo Hội Các Thánh, Đài tưởng niệm Copernicus, nơi lưu giữ trái tim của Frederic Chopin.

Hay có thể lên xe đi thăm Cung điện Wilanow, lăng mạn, trữ t́nh, nơi rất nhiều đôi t́nh nhân đă đến để tỏ t́nh hoặc cầu hôn. Cung điện nằm trong một công viên cây xanh rờn, ở ngoại ô phía nam của Warsaw, c̣n được gọi là "Versailles của Ba Lan", được vua Ba Lan Jan III Sobieski xây dựng vào cuối thế kỷ 17 tặng người vợ gốc Pháp. Nơi đây thường có sinh hoạt văn hóa, những buổi tŕnh diễn nhạc Chopin tổ chức vào cuối tuần.

Warsaw cũng là một trung tâm văn hóa lớn của Châu Âu với vô số liên hoan phim ảnh, văn nghệ, nhạc cổ điển. Cứ 5 năm một lần cuộc thi Dương Cầm Quốc tế mang tên Fryderyk Chopin, một trong những kỳ thi dương cầm uy tín nhất thế giới tổ chức tại đây và Đặng Thái Sơn, một danh cầm Việt Nam đă đoạt ngôi vị quán quân hơn 20 năm trước đây.

Đến Warsaw mà không đi thăm được Đài tưởng niệm người Do Thái (Jewish Ghetto Memorial) là một thiếu sót. Đây là một bức tường đơn giản nhưng đă làm đủ nhiệm vụ nhắc nhở chúng ta về sự tàn nhẫn, khổ đau trong những ngày đen tối nhất của nhân loại.

Đài tưởng niệm vừa mở cửa vào tháng tư, 2013 là một bức tường gần giống như bức tường của đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, liệt kê tất cả những người thiệt mạng trong cuộc nổi dặy 1944 (Warsaw uprising).

Tại đây, vào năm 1920, ngay bên bờ sông Wisla, đại binh của Hồng quân Liên Xô do chính nhà độc tài Stalin và các tướng lĩnh Xô-viết nổi tiếng chỉ huy, đă đại bại dưới tay thống chế Józep Pilsudski, tổng tư lệnh quân đội, đồng thời là người đem lại độc lập cho nước Ba Lan. Mười chín năm sau, Warsaw lại bị Liên Xô và Đức quốc xă tấn công, Đức đă thả bom hủy hoại 15% đô thị, đưa cư dân gốc Do Thái, gần 30% tổng dân số Warsaw vào các ghetto để rồi đưa đi các trại tập trung, ḷ thiêu người Auschwitz.

Trước t́nh cảnh không c̣n lối thoát, năm 1940, dân Warszawa đă đứng lên khởi nghĩa dù họ yếu hơn quân Đức Quốc Xă rất nhiều về lực lượng cũng như vũ khí. Cuối năm 1944 Hồng quân Liên Xô, theo lệnh của Stalin, thúc thủ ngay bên kia bờ sông Wisla, chỉ để chứng kiến cảnh Đức Quốc Xă phá hủy 85% đô thị Warszawa, kể cả khu Thành Cổ và Cung điện Hoàng gia, tàn sát vài trăm ngàn du kích quân Ba Lan. Trong khi du kích quân chỉ định tiến hành cuộc khởi nghĩa trong ṿng 48 giờ, đă cố thủ được 63 ngày. Sự hy sinh bi thảm của du kích quân Ba Lan đă cho thế giới thấy sự bội phản của chính quyền Liên Xô thời ấy!

Sau cuộc chiến đó, rất nhiều du kích quân đă bị mật vụ chính trị Xô-viết giết hại hoặc đưa về các trại tập trung ở Siberia. Warsaw sống trong điêu tàn, trong đổ nát. Nh́n tận mắt những công tŕnh tái tạo của thành phố mới hiểu được thế nào là tinh thần bất khuất của con người. Mất cả hơn nữa thế kỷ người dân đă đi từng bước, từng bước xây dựng lại khu thành cổ, cung điện, thánh đường ngày nay, nhưng dù đẹp và tân tiến đến đâu, vẻ cổ kính và h́nh dáng xưa cũng đă bị hủy hoại vĩnh viễn.

Sau hơn 10 năm xây dựng, Bảo tàng lịch sử của người Do Thái Ba Lan sẽ được khánh thành vào tháng 6 năm 2014. Rất tiếc là chúng tôi không thể vào xem được trong chuyến du hành này. Nhờ Bảo tàng viện nằm đối diện với đài tưởng niệm cho nên chúng tôi đă có thể nh́n thấy từ bên ngoài, thiết kế rất tân kỳ, rộng đến 4,400 mét vuông. Bảo tàng không chỉ dành để triễn lăm về holocaust, thời gian đáng hổ thẹn nhất của lịch sử nhân loại, mà c̣n là nơi giới thiệu văn minh và văn hóa của người Do Thái Ba lan trăi qua chiều sâu của lịch sử. Dự kiến sẽ thu hút vài trăm ngàn du khách mỗi năm.

Nhiều khi không hiểu được chính cái bất khuất của dân tộc Ba Lan đă tạo ra nhiều vĩ nhân của xứ này hay những vĩ nhân này là gương sáng để dân tộc Ba lan mang niềm kiêu hănh, nhờ đó tạo nên tinh thần bất khuất ?

Đức Giáo Hoàng John Paul II, người dân Ba Lan là người đầu tiên xuất thân từ một nước cộng sản, không phải là người Ư mà được đứng đầu giáo hội. Ngài là sứ giả Ḥa b́nh, là vị Giáo Hoàng đă viếng thăm 129 quốc gia, công du nhiều nhất trong lịch sử.

Khi ngài qua đời, ngày 2/5/2005, có hơn 1.5 triệu người Ba Lan đến để tiển đưa vị anh hùng dân tộc. Hầu hết tất cả các nhà thờ ở Ba Lan đều có tượng Đức Giáo Hoàng John Paul II, giáo dân đến để bày tỏ t́nh yêu thương và ḷng tự hào.

Fededric Chopin nhà danh cầm được cả thế giới ngưỡng mộ là người dân gắn bó với Ba Lan.

Một nhân tài chỉ sống có 39 năm (1810-1849) mà đă để lại một gia tài âm nhạc bất hủ.

Chúng tôi đến biệt thự F.Chopin ở Zelazowa Wola cách thủ đô Warsaw chừng 30 cây số. Vừa vào khu vườn đă cảm thấy như đang có Chopin tung tăng đâu đó. Căn nhà nơi Chopin sinh ra và lớn lên thật là thơ mộng, có sức kích thích những bước chân tung tăng tuổi nhỏ, những mộng mơ tuổi mới lớn để ông có thể viết những bản nhạc tuyệt vời như Polonaise lúc 7 tuổi. Mới 10 tuổi, tiếng dương cầm của F.Chopin đă lừng danh nhờ nữ danh ca Angelica Catalani chú ư. Năm 19 tuổi, đă phải ḷng danh ca Konstanja Gladkowska. F.Chopin đa tài và cũng đa t́nh, âm nhạc đưa ông vào danh vọng cao xa bao nhiêu th́ t́nh yêu và hôn nhân đem đến với ông nhiều trăn trở bấy nhiêu.

F.Chopin đă viết tặng nhiều ca khúc nổi tiếng cho nhiều người yêu. Ông rời Ba Lan từ lúc 20 tuổi, đến 26 tuổi ông gặp khủng hoảng trong t́nh yêu và hôn nhân. Cũng cùng lúc đó, năm 1836 ông gặp nữ văn sĩ George Sand, Bà hơn F.Chopin 6 tuổi, đă bỏ chồng lên Paris sống cùng 2 con. George Sand giúp đỡ và chăm sóc Chopin nhờ vậy Chopin có thể b́nh tâm viết được nhiều tác phẩm trong thời gian này. Hai cá tính mạnh mẽ bổ túc cho nhau nhưng không sống bên nhau được. Họ đă chia tay và sau đó hầu như Chopin không c̣n sáng tác nữa.

Năm 1848, F.Chopin sang Anh để chữa bệnh, ông mất một năm sau đó lúc 39 tuổi tại Paris. Thân xác ông c̣n lại ở Paris nhưng trái tim ông đă được mang về Ba Lan theo di chúc. Căn nhà ở Zelazowa Wola c̣n giữ nguyên vẹn những kỷ vật của ông khi sinh ra và lớn lên. Có cả cây đàn dương cầm, thủ bút của những bản nhạc, đi đến đâu, trong nhà hay ngoài vườn đều có tiếng nhạc réo rắt theo bên ḿnh.

Ở đâu trong thành phố Warsaw cũng có vương chút h́nh bóng Chopin. Nhà thờ Holy Cross (tiếng Ba Lan là Krzyza) nơi lưu giữ trái tim F.Chopin luôn vang lên những giai điệu của nhạc ông, có khắc tên ông cùng những người bạn đă qua trong đời ông như nhà thơ Adam Mickiewicz trong 4 ca khúc (ballad) của Chopin.

Công viên Lazienki là nơi luôn tuôn tràn nhạc Chopin.

Đă hơn 150 năm qua hay dù nhiều năm sau nữa, âm nhạc, văn chương tinh thần dân tộc vẫn không bao giờ mất đi trong tâm khảm con người.

Nhất là người Ba Lan.

Lê thị Hàn
Tháng 11, 2013
(Trong Xuyên Qua Xứ Lạ)
(Việt Báo Xuân 2014)
H́nh Ảnh: Chi & Quynh Chi Văn Lang
Thân mến tặng các bạn đồng hành trong chuyến “Xuyên Qua Xứ Lạ” hè 2013