(Click vào link dưới để xem thêm nhiều ảnh đẹp)
https://photos.app.goo.gl/v8XadfXZYRnp8vtL7

Chim Osprey -
ảnh BVH
Một buổi sáng trời nắng ấm đầu tháng 6 năm nay tôi
dậy sớm rồi lái xe đến 1 vùng hoang dă ở ngoại ô t́m con chim Osprey
để chụp ảnh. “Osprey” là 1 loại ó chuyên bắt cá. Họ về sống ở vùng
này trong mùa ấm áp. Sau khi sinh và nuôi chim con trong mùa Hè xong
họ sẽ bay trở về vùng Nam Mỹ để quá đông. Nó là con chim được nhiều
người ngưỡng mộ.
Khi tôi lái đến nơi và đang t́m chỗ đậu xe, bên tai tôi nghe có
tiếng hót ví von. Sau hơn 10 năm sưu tầm và chụp h́nh chim không cần
phải thấy tôi cũng có thể đoán ra ngay nó là chim ǵ. Nhưng để “chắc
ăn” tôi dùng ”Merlin Bird ID”- 1 cái “app” tôi đă down-loaded sẵn
trong iPhone để xác nhận tiếng hót đó. Thu âm xong tôi cho máy chạy
lại để “review” mấy lần và so sánh với âm thanh tôi giữ trong máy
trước đây. Quả nhiên sự suy đoán của tôi không sai – Sóng âm thanh
của data-base xác nhận nó là con chim “Prothonotary” màu vàng ai
thấy cũng phải mê.
Nhưng tôi không ngờ trong lúc chạy máy để so sánh tiếng chim hót tôi
đă dzụ được con chim “Prothonotary” trong rừng ra tŕnh diện. Nó bay
lạng gần xe tôi để quan sát. Mục đích là để t́m con chim nào đang
hót cùng giống dám có gan xâm nhập vào vùng lănh địa của “chàng”.
Đây là bản tính của “Trượng phu” - chim trống muốn bảo vệ
con-và-cái.

Chim trống Prothonotary - ảnh BVH
Trong lúc tôi rượt theo con chim Prothonotary đột nhiên có thêm một
con chim màu vàng khác xuất hiện trên một cành cây gần đó. Chim ǵ
không giống ai và chỉ ra mắt đủ để cho tôi bấm máy ảnh một “Pose”
rồi biến mất dạng. Chờ thêm hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng nó không chịu
trở lại. Cuối cùng tôi phải bó tay ra về. Mục đích ngày hôm đó là để
t́m chim “Osprey chụp h́nh nhưng trời lại cho gặp con “Prothonotary”
và một con chim “lạ”.
Sau khi về nhà tôi “post” ảnh con chim lạ lên vài trang “Facebook”
về chim nhờ bạn đọc giúp ư kiến để “id” (chứng thực) nó. Chỉ trong
một ngày tôi đă nhận được gần 50 cái phản hồi. Có người khen, có
người ganh tị muốn được nh́n thấy nó, có người đ̣i tôi phải chia sẻ
về thời điểm và địa điểm nơi tôi thấy chim lạ. Đây có thể là những
nhà nghiên cứu về chim c̣n hoặc giả nếu không th́ họ phải là kẻ rất
“nghiện” thèm muốn thấy chim - tiếng Anh gọi là “bird hoarder”.
Nhưng rất may cho tôi có vài người rất kinh nghiệm về “id”
(identification) chim. Họ nhận dạng con chim lạ rồi cho tôi biết tên
nó như sau.
“Đây là chim Lawrence’s Warbler, con cháu “lai giống” thế hệ thứ 3
xuất phát từ chim “Blue-winged Warbler” (Vermivora
cyanoptera/chích-chèo cánh xanh) và chim “Golden-winged Warbler”
(Vermivora chrysoptera/chích-cḥe cánh vàng)(*1).

Chim Lạ “Daruma”/”Lawrence’s Warbler

Chim Golden-winged Warbler/ảnh
của
Michael Stubblefield

Chim Blue-winged Warbler/ảnh của BVH
Nhưng tai sạo chim “Lạ” xuất hiện nơi đó?
Tôi đoán là đoạn thu âm tôi giữ trong iPhone ngoài tiếng hót của
“Prothonotary” c̣n có cả tiếng hót của con chim “Lạ” trong
“background”. Người không biết nghĩ là tạp âm.
Chim “Lawrence’s Warbler” có lông thân màu vàng, cánh có sọc, mắt và
cằm đen như là đeo mặt nạ. Nó không phải là “Hooded Warbler”,
“Wilson’s Warbler” hay “Common Yellowthroat” như có người lầm tưởng.

Chim Hooded Warbler/Ảnh
BVH

Chim Wilson’s Warbler/Ảnh
BVH

Chim Common Yellowthroat – Ảnh BVH
H́nh ảnh của chim “Lawrence’s Warbler” làm cho tôi liên tưởng đến
ông “Daruma” người Nhật hay trưng bày trong gia đ́nh để cầu nguyện
được điều ước muốn.
“Daruma” (達磨)
là 1 từ rút gọn sau khi âm-dịch từ “Bodhidharma” tức “Bồ-Đề-Đạt-Ma”
của tiếng Phạn. Trong
dịp Tết hay vào mùa lễ Phật
người
Nhật có truyền thống mua tượng “Daruma” (Daruma Doll) nắn từ giấy
nháp (papier mâché) bên trên sơn màu, bên dưới có ghi chữ “phước
nhập” (福入・fukuiri).
“Daruma” cũng được điêu khắc từ gỗ hay đá. Một ấn tượng khó quên khi
nh́n tượng ngài Đạt-ma là cặp chân mày và hàm râu đậm đen che cổ.
Lúc c̣n học bên Nhật tôi cũng có mua một ngài “Daruma” để dành để
khi có điều ǵ ước nguyện sẽ dùng đến. Khi ước ḿnh phải sơn đen 1
con mắt. Lúc đạt được sẽ sơn con mắt c̣n lại. Lúc đầu tôi ước sẽ
thành công trong việc bảo vệ luận án Tiến Sĩ ở trường Todai sau khi
hoàn tất khóa tŕnh nghiên cứu. Sau khi học xong tôi chưa sơn mắt
ngài “Daruma” th́ lại ước ǵ sẽ lấy được “nàng”. Lấy được nàng xong
tôi lại quên sơn mắt Bồ Tát. Sau đó khi nhớ đến ngài tôi lại dùng để
ước được đoàn tụ với cha mẹ anh em bên đất Mỹ. Kế đến là ước t́m
được công việc làm tốt, cuộc sống tốt.

Kệ đồ cổ nhà tôi với 2 ông “Daruma”
Rồi một hôm trong giấc ngủ tôi chợt nhớ là ḿnh nay đă gần 80 tuổi
đời rồi mà thằng con trai chưa cho ḿnh 1 đứa cháu nội để kế thừa
huyết thống tổ tiên. Tôi lại nhớ đến Bồ Tát và ước có được 1 đứa
cháu “Đích Tôn”. Ước xong rồi ngủ quên mất đi.
Đầu tháng 6 năm nay chúng tôi nhận được điện thoại của thằng Tomo -
trưởng nam từ xa gọi về cho mẹ nó: “Moshi moshi…Vợ con vừa sanh xong
ở bệnh viện”. “Con trai hay gái?” – vợ tôi hỏi. “a boy…Mom”/Dạ thưa
mẹ con trai ạ!. Tôi lật đật đứng dậy chạy đến cạnh mẹ nó để hỏi cho
chắc ăn: “con trai thiệt không?”. “Dạ thiệt!”. Tay chân tôi bủn rủn.
“Thằng cha mầy….Tao đă chờ mấy mươi năm rồi mầy có biết không?”.
Mắng thằng con xong tôi chợt nhớ đến ngài “Daruma”. “Mô Phật…con xin
lỗi Bồ Tát! Con đă để cho ngài ngồi đó chờ từ khi lấy được bằng cấp,
lấy được vợ... Thôi để nay mai con sẽ sơn mắt cho Ngài”.
Tôi thấy tượng “Daruma” trên kệ nhúc nhích một tí - “Mi lại cho ta
chờ nữa sao? Nếu thế th́ mi phải gọi ta là “Bồ-Đề Lật-Đật” chớ không
phải là “Bồ-Đề-Đạt-Ma””. Không hiểu sao vợ tôi mĩm cười: “Ông ơi,
ông chơi với Hanako (con chó con) giùm. Em đi chợ mua tí gạo nếp về
nấu “sekihan” ăn mừng cháu Nội….”
Trong bụng tôi nghĩ thầm: “Âu đây cũng là duyên nợ do ông Trời
định…Ḿnh lấy bă cũng chẳng khác ǵ chích-cḥe cánh xanh lấy
chích-cḥe cánh vàng sanh ra chích-cḥe con Brewster’s. Giờ Tomo lấy
vợ Việt Nam nào có khác ǵ chích-cḥe con Brewster’s lấy chích-cḥe
cánh xanh hay cánh vàng để truyền giống xuống đến chích-cḥe cháu
nội Lawrence’s đâu?” – Tháng 6 năm nay thật lạ?
Naruhodo!
Ohio - Đầu Hè 2023

(1)
Duarama mới mua, (2) Daruma được dùng cho ước nguyện (3) Daruma dùng
xong – Banzai!
Chú thích:
(*1) “Blue-winged warbler” dịch theo Google là “chích-cḥe cánh
xanh”, “Golden-winged Warbler” là “chích-cḥe cánh vàng”.
Khi chim
chích-cḥe cánh-vàng thuần chủng và chim chích-cḥe cánh-xanh thuần
chủng giao phối (hybrid) với nhau, con của chúng sẽ là “Brewster’s
Warbler”
("Vermivora
Zeucobronchialis")/thế
hệ thứ 2.
Bí ẩn này do William “Browster” t́m ra vào năm 1878.
|