|

NHỮNG
ĐIỀU TÔI ĐĂ HỌC TỪ CHÚ TRẦN NGỌC PHÚC
FB
Linh Hoang Le
Khoảng 1 thế kỷ trước, có
một người Nhật tên là Somei Yoshino làm một việc điên rồ: ông dành
hết tài sản của ḿnh tích góp cả đời để trồng một loại hoa anh đào
khắp Nhật Bản. Khi ông cần mẫn trồng những cái cây nhỏ bé khẳng khiu
chưa kịp ra hoa, không một ai hiểu người đàn ông này đang làm ǵ.
Thế nhưng ông vẫn kiên nhẫn trồng hết cây này đến cây khác, không
chút do dự, với một mong muốn cháy bỏng: đất nước ḿnh sẽ trở nên
đẹp hơn sau này. Và đúng như mong ước ấy, vài chục năm sau, đất nước
Nhật Bản trở thành một xứ sở đẹp tuyệt vời trong sắc hoa anh đào mỗi
mùa xuân về. Somei Yoshino đă không sống đến giây phút đó để chứng
kiến được điều này, nhưng người ta măi gọi tên một loại hoa anh đào
khoe sắc trắng hồng thanh khiết ở toàn đất nước Nhật Bản với một sự
trân trọng biết ơn - hoa anh đào Somei Yoshino!
Đó là câu chuyện mà chú
Trần Ngọc Phúc đă kể cho tôi nghe trong một buổi chiều phỏng vấn tại
Karuizawa, bên cạnh những cây tùng cây thông đang vươn cao trong ánh
nắng rực rỡ. Với giọng Huế trầm ấm và chậm răi, chú nói rằng chú
đang đi trên con đường tầm đạo, học theo những triết lư nhân sinh,
những hạt ngọc quư giá trong kho tàng của người Nhật Bản, trong đó
có câu chuyện của Somei Yoshino. Tôi chợt nghĩ những việc chú đă và
đang làm từ trước tới nay cũng giống như Somei Yoshino hồi trước:
không ai hiểu ông làm ǵ và trong tương lai sẽ dẫn tới điều như thế
nào, nhưng có hai điều chắc chắn, đó là tầm nh́n xa và rộng, và sự
dũng cảm để thực hiện đến cùng mục tiêu đó - hai điều cốt yếu đă dẫn
tới sự thành công của chú hiện nay (mà chú vẫn khiêm tốn nói là
“chưa thành công lắm”).
Nh́n lại cả cuộc đời của
chú mới thấy điều này đúng như thế nào. Đầu những năm 80 của thế kỷ
trước, để cứu các em bé sinh non, sách giáo khoa vẫn khăng khăng
không thể tăng được nhịp thở lên quá 30 lần/phút (v́ lúc đó lượng
CO2 trong máu sẽ tăng cao dẫn tới tử vong), th́ chú đă nghĩ đến một
cái máy để đưa nhịp thở lên tới 900 lần/phút, khuấy đều O2 và CO2
trong hơi thở tần số cao để loại bỏ “bức tường thành” trong suy nghĩ
của các bác sĩ về nồng độ CO2 trong máu (giống như khuấy mạnh một
cục đường để tan trong nước thay v́ để nó tự tan). Ai cũng bảo chú
là điên rồ, làm việc trái tự nhiên. Bỏ ngoài tai những điều đó, chú
trăn trở t́m kiếm nhiều phương pháp khác nhau để rồi năm 1982, thế
giới chứng kiến sự ra đời của một chiếc máy thở tần số cao mang tên
Hummingbird. Hummingbird là loài chim ruồi có tần số vỗ cánh cực cao
(4200 lần/phút) - đại diện cho tần số cao của máy; và là loài chim
duy nhất trên thế giới có thể bay giật lùi - đại diện cho sự hồi
sinh kỳ diệu của các em bé sinh non (có những em chỉ nhỏ bằng chiếc
điện thoại cầm tay cỡ nhỏ của chúng ta). Thành công đó đến từ đích
đến mà chú đă nh́n ra từ trước cộng với sự dũng cảm dám làm theo
những cái mà chưa ai từng làm, để là người đầu tiên “trên thế giới”
làm được việc không tưởng đó.
Cho đến bây giờ, chu
tŕnh vạch ra tầm nh́n và dũng cảm thực hiện theo nó vẫn đang tiếp
tục, dù chú Phúc đă ở độ tuổi thất thập cổ la hi. Đang điều hành
Metran sản xuất máy thở, chú liền mở một pḥng nghiên cứu tên là
Magos để thỏa sức sáng tạo và thỏa sức mạo hiểm với những dự án mới.
(Mago trong tiếng Nhật nghĩa là cháu, ông chơi chữ thêm số nhiều vào
để nói rằng đấy là những đứa cháu) Lần này, tầm nh́n là làm những
máy thở nhỏ nhất thế giới cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn măn tính (COPD)
- dự kiến sẽ tăng lên thành hàng trăm triệu người trên toàn thế giới
trong tương lai gần (Đến năm 2030, COPD sẽ là nguyên nhân tử vong
đứng thứ ba toàn cầu do ô nhiễm môi trường và hút thuốc lá). Chú tâm
sự rằng, đó là điều chú muốn làm cho thế hệ tương lai, như ông Somei
Yoshino trồng cây anh đào để chờ ngày đơm hoa. Một vài năm nữa,
chiếc máy của chú sẽ có mặt ở khắp thế giới do hiệu suất cao, giá
thành rẻ mà lại tiện lợi, giúp hàng trăm triệu người chống chọi lại
những khắc nghiệt của môi trường sống.
Người Nhật có câu: phải
ngồi trên một ḥn đá 3 năm th́ mới học được 1 điều. Tôi cảm thấy
ḿnh thực sự quá may mắn v́ chỉ trong một vài tháng t́m hiểu câu
chuyện của chú và nghe chú chia sẻ, tôi đă có thể tiếp nhận được quá
nhiều điều có ích. Nghe triết lư th́ có vẻ cao siêu, nhưng đó thực
sự là những phương châm sống sâu sắc đă được đúc rút từ tinh hoa của
người Nhật cũng như trải nghiệm riêng của chú. Và cái hay là, triết
lư nào cũng được h́nh ảnh hóa một cách thật dễ hiểu, như triết lư
sống lớn nhất mà chú Phúc đă chia sẻ với tôi: “Công nghệ cao của
Nhật thật ra là sự chu đáo đến từng chi tiết. Khi họ bắt đầu làm một
việc ǵ th́ họ làm rất xác thực, tinh xảo và rất là chu đáo. Thí dụ
như là làm sushi, họ nhúng tay vào nước rồi phủi ra luôn v́ họ không
muốn nhiệt độ từ tay truyền vào cái cơm hoặc là con cá, để giữ nhiệt
độ của cá thấp, không bị mùi. Dù trong cái thoáng rất là ngắn như
vậy nhưng họ vẫn làm để gửi tất cả những tâm t́nh, những cái ǵ họ
muốn người kia thưởng thức, cái mà họ muốn cống hiến.”
Ngoài những điều trên,
chú c̣n tâm sự với tôi rằng, chính cái gốc giáo dục căn bản ở Việt
Nam, chính triết lư sống “Thi ân mà không cần đáp trả” và “Sống tha
hương, ḿnh phải để lại một vết chân của ḿnh nơi xứ người” đă giúp
chú đứng lên sau những thử thách vô cùng gian nguy. Và, một mở ngoặc
nho nhỏ nữa, chính là người vợ của chú, bà Mitsuko, người dù chia sẻ
là làm việc với chú như đi tàu trượt, lúc lên cao rồi lại xuống thấp
rất nhanh, nhưng một mực hỗ trợ và tin tưởng ở chồng ḿnh đă giúp
chú đi đến thành công.
Chú Trần Ngọc Phúc - một
con người vô cùng đáng kính với tài năng, đức độ vượt cả không gian
và thời gian nhưng lại thật sự gần gũi, thân t́nh với những người
ham học hỏi. Viết những điều này ra, tôi đang muốn soi chiếu chính
ḿnh vào trong tấm gương của chú, như một cách để tầm đạo, để xác
lập cho ḿnh một cách nghĩ, cách làm trong từng việc, từng bước đi
của cuộc đời.
Cảm ơn cuộc đời đă cho
tôi được biết, được thấy và được hiểu những người như chú!
Mời xem lại chương tŕnh
Ngày trở về - Giong buồm đón gió tại đây :
https://youtu.be/iBNDgzV-3CY
Mời xem từ phút 45
Bài từ
FB của Sempai Huỳnh
Mùi |
|