VÀI GHI NHẬN NHANH, NGẮN, GỌN VỀ CHƯƠNG TR̀NH

VINH DANH THÁI THANH : TIẾNG  HÁT VƯỢT THỜI GIAN

KỲ VŨ

* Kỳ Vũ là bút hiệu của anh Trường Kỳ - Exryu thân hữu ở Canada. 
Cám ơn anh Trường Kỳ đă chia sẻ bài viết này.

< Anh Trường Kỳ và nhạc sĩ Phạm Duy năm 1971 >

Phan3-06_Pham Duy _ Truong Ky 1971.jpg (77902 bytes)

Đây không phải là một bài tường thuật, mà chỉ là một số ghi nhận nhanh, ngắn và gọn về một chương tŕnh nhạc thính pḥng mang một giá trị nghệ thuật hiếm thấy tại Montréal.  Đó là chương tŕnh “Vinh Danh Thái Thanh: Tiếng Hát Vượt Thời Gian”, diễn ra vào ngày Chúa Nhật 13 tháng 11 năm 2005 vừa qua. Nếu ghi nhận nhanh, đó  là một chương tŕnh THÀNH CÔNG. Nếu ngắn, chỉ có một chữ HAY để diễn tả. C̣n một cách gọn gàng để đề cập về tiếng hát Thái Thanh, chắc chỉ c̣n chữ TUYỆT VỜI, hoặc...…TRÊN CẢ TUYỆT VỜI nếu biết số tuổi của bà đă hơn 71!

Tôi cũng không mấy ǵ tin tưởng về tiếng hát Thái Thanh khi đến tham dự chương tŕnh này. Mặc dù đă phỏng vấn Thái Thanh vài tuần trước đó và được biết sức khỏe của bà đă rất khả quan, nhận biết được qua tiếng nói và những câu trả lời rất sáng suốt và tinh tế của bà. Nhưng tôi vẫn không tin Thái Thanh c̣n có thể hát được một cách vững vàng và làn hơi của bà c̣n khỏe đến như vậy sau khi từng bị “stroke” cách đây vài năm.. Nhưng tôi đă lầm. Hoàn toàn lầm khi được nghe bà cất tiếng hát ngay từ nhạc phẩm đầu tiên T́nh Ca. “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi...”, nghe “đă” hết sức. Chẳng khác ǵ những lần tôi nghe bà hát tại vũ trường Đêm Mầu Hồng vào những năm 68 – 69. Lại c̣n “ ai về, về có nhớ, nhớ cô ḿnh chăng ? Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô ḿnh cười...”, vẫn c̣n duyên dáng ra ǵ với nụ cười thật tươi và những động tác rất ư linh động. Cái lả lướt trong chất giọng, cái buồn man mác trong nghệ thuật diễn tả vẫn ngập đầy trong “ai lướt đi ngoài sương gió, không dừng chân đến em bẽ bàng...”. 

Lần này so với 30 năm về trước, khi  gia đ́nh bà ( với Phạm Duy, Thái Hằng, Phạm Đ́nh Chương, Hoài Trung ) đi tŕnh diễn “chui” cho một số chương tŕnh do anh em chúng tôi tổ chức tại Đà Lạt sau tháng 4 năm 75 cũng chẳng khác giờ.  Lại c̣n có phần trội hơn với hệ thống âm thanh hiện đại, hệ thống ánh sáng đẹp mắt trên một sân khấu theo tiêu chuẩn quốc tế trong chương tŕnh vừa qua. Tôi cũng tưởng cùng lắm, Thái Thanh sẽ chỉ hát được liên tiếp 3 nhạc phẩm trong một lần xuất hiện tại hí viện Monument National này. 

Thái Thanh trong “Buồn tàn Thu” của Văn Cao ( h́nh : Lê Minh Điện )

Nhưng một lần nữa, tôi lại lầm. Lầm to. Lần này lại kèm với một sự  ngạc nhiên đầy thích thú khi vẫn c̣n t́m thấy cái chất nhí nhảnh trong tiếng hát Thái Thanh với “ em tan trường về, anh theo Ngọ về...”. Quá hay.  “Ḍng Sông Xanh” của hàng chục năm trước cũng vẫn c̣n trong xanh như  tiếng hát của Thái Thanh. Không một chút vẩn đục, mà vẫn “một ḍng xanh xanh, một ḍng tràn mênh mông, một ḍng nồng ư biếc, một ḍng t́nh xao xuyến, một ḍng đầy quyến luyến,...”. Và quả thật tôi cũng hơi ái ngại và...hồi hộp mỗi khi tiếng hát của bà vút lên thật cao. Nhưng nhịp độ của sự hồi hộp đă từ từ lắng dần khi tiếng hát ấy buông thả xuống thật êm, thật nhẹ. Chiều hôm đó đă ghi lại nơi tôi h́nh ảnh một Thái Thanh tươi vui đầy năng động, với những câu nói thật chân t́nh của một nghệ sĩ gắn liền cuộc đời ḿnh với sân khấu trên nửa thế kỷ qua nhiều thế hệ khán giả. Đôi khi những nét...”xí xọn” rất đáng yêu của bà đă tạo nên những tràng cười thoải mái, cũng như tài năng âm nhạc của bà đă làm nổi lên những tiếng vỗ tay phụ họa theo hoặc những tràng pháo tay tán thưởng  không dứt khiến không khí không c̣n có vẻ “trang nghiêm nhà thờ” như Nguyễn Ngọc Ngạn và Tuấn Ngọc nhận xét trước khi Thái Thanh xuất hiện.  Nó cũng làm tan biến đi vẻ trịnh trọng, đôi khi...căng thẳng của một buổi nhạc thính pḥng thường thấy. Muốn ho cũng phải cố...nín. Lần này khác hẳn : thân mật và tự nhiên. Thái Thanh đă không khóc, không chảy nước mắt  khi bước ra sân khấu để tái ngộ với khán giả Montreal như bà đă nói với tôi trước đó. Nhưng niềm xúc động của bà đă dâng trào qua những nụ cười tươi tắn và những chiếc hôn gió nồng nàn gửi đến những khán giả có mặt, mà nhiều người mới được nghe và nh́n Thái Thanh lần đầu tiên trên sân khấu ! Tôi muốn viết thêm nữa về Thái Thanh, nhưng quả thật không c̣n t́m đâu ra chữ nghĩa để khen ngợi bà.  Những tán tụng bằng lời hay chữ viết đă được khai thác hết từ  trên nửa thế kỷ qua. Và nay vẫn luôn luôn có giá trị, sau khi cùng với Thái Thanh vượt thời gian. Và cả không gian!

Thêm một vài ghi nhận về thành phần gia đ́nh và...”bán gia đ́nh” của Thái Thanh chiều hôm đó cũng rất nhanh, ngắn và gọn.  Ư Lan vẫn luôn là một tiếng hát duy nhất xứng đáng tiếp tục sự nghiệp của thân mẫu cô để cũng sẽ vượt thời gian sau này. Nhạc phẩm “Nếu Anh C̣n Trẻ” ( hoặc nói theo Tuấn Ngọc là “Nếu Anh C̣n...Khỏe” ) đă được cô tŕnh bày cùng với Tuấn Ngọc thật duyên dáng. Sự ăn khớp giữa hai người về lời ca cũng như điệu bộ thật tự nhiên. Thoải mái cứ...như chơi. Dễ dàng và nhịp nhàng. C̣n Quỳnh Hương? Giọng nói của cô vẫn mang những nét sang cả, cùng với một tiếng hát êm tai, không chút cầu kỳ. Cậu em của Ư Lan tên Lê Hoàng Việt, tháp tùng mẹ, chị, em cùng các cháu trong chuyến đi này cũng ra quân “thử lửa” lần đầu tiên tại Montréal. Mặc dù có chất giọng trong một nhạc phẩm của ông bác quá cố Phạm Đ́nh Chương, nhưng có vẻ c̣n hơi…...run. Như vậy cũng b́nh thường thôi. Lần đầu, sao tránh khỏi! Cũng như các cháu Thanh Hương, Ư Thi, hai cô con gái thứ ba và út của Ư Lan và Quỳnh Trang, con của Quỳnh Hương cũng hồi hộp vậy. Tuy nhiên các giọng ca thuộc thế hệ thứ ba của gia đ́nh  Thái Thanh đă tỏ ra có những cố gắng rất đáng khen. Phần khác, sân khấu nhờ đó đă có thêm được phần trẻ trung và linh động. C̣n Thái Hà, càng ngày càng tỏ ra vẻ “pro” hơn so với khoảng thời gian đầu tiên. Cũng dĩ nhiên thôi. Đi hát nhiều nên dạn sân khấu và dạn đèn là phải ! Không thể quên được ban nhạc The Memories, đă giữ một phần quan trọng cho sự thành công của chương tŕnh “Vinh Danh Thái Thanh :Tiếng Hát Vượt Thời Gian”. Sự phối hợp ăn ư giữa các nhạc sĩ nồng cốt : Duy Ngọc ( trưởng ban, lead guitar ), Đ́nh Dũng ( bass ), Hoàng Khiết ( drums ) cùng cùng 2 nhạc sĩ khách tăng cường là Trần Duy Việt ( guitar, đến từ San Francisco) và Hoàng Thi Thi ( keyboard, đến từ Orange County ) đă khiến những tiết mục diễn ra nhịp nhàng và đều đặn, cùng một sự phụ họa rất ngọt và nhiều “feeling”. Nên biết nhạc sĩ Hoàng Thi Thi ( con cố nhạc sĩ Hoàng thi Thơ ), người soạn hoà âm cho toàn bộ nhạc phẩm trong chương tŕnh, đến Montreal  không đầy một ngày trước khi khai diễn, đă chỉ cùng với The Memories ráp lại với nhau vài giờ. Nhưng kết quả cho thấy được một sự  hài hoà rất nhuần nhuyễn. Việc sắp xếp những tiết mục tŕnh diễn cũng cần được ghi nhận như một trong những yếu tố đưa đến thành công cho chương tŕnh. Khó người quên được h́nh ảnh gia đ́nh Thái Thanh quây quần bên nhau trong “Ḷng Mẹ” cũng như sân khấu đă sáng rực lên với nhạc phẩm “Về Đây Nghe Em” để kết thúc chương tŕnh với toàn thể nghệ sĩ xuất hiện trên sân khấu.

Toàn thể nghệ sĩ trong nhạc phẩm kết thúc chương tŕnh “Về Đây Nghe Em”

H́nh như tôi đă đi quá sự Nhanh, Ngắn và Gọn ? Vậy thôi, phần kết luận xin được dành cho các trẻ em tàn tật và mồ côi ở Việt Nam, cũng như những người già bệnh hoạn và tàn tật. Không bao lâu nữa, chắc chắn các người kém may mắn này sẽ nhận được những món quà rất tầm thường hằng mong ước, chẳng hạn một lon Coke hay bánh kẹo hoặc vài kư gạo, vv... như người điều hợp chương tŕnh là Bùi Xuân Huy đề cập trong phần diễn giải những trích đoạn video về những chuyến đi thăm một số trại mồ côi của “ Quỹ Trẻ Em Tàn Tật Và Mồ Côi” (California) do Thái Hà đại diện. Nói thẳng ra, đó là số tiền do các vị hảo tâm và các nhà bảo trợ  đóng góp cùng với tiền vé tiêu thụ được, sau khi trừ mọi phí khoản, sẽ được dùng vào mục đích tạo cho các em và các người già một niềm vui nhỏ. Như phương châm “Đúng Người, Đúng Lúc và Đúng Nhu Cầu” của ban tổ chức.

KỲ VŨ